Làm gì khi “vòng lặp đại dịch” có thể trở lại trong 5-10 năm nữa?

Đại dịch COVID-19 tồn tại gần hai năm và vẫn chưa có có tín hiệu kết thúc. Không ai mong muốn lịch sử sẽ lặp lại, thế nhưng các nhà khoa học không thể không cảnh báo về nguy cơ đại dịch kế tiếp.

“Vòng lặp đại dịch” và những dự báo không thể phớt lờ


Trong 2 thập kỷ qua, các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm từ virus đã xuất hiện ở mức độ thường xuyên và đáng báo động, cụ thể như các đại dịch: SARS (2003), MERS (2012), Ebola (2013) và cúm lợn (2009). Và đại dịch COVID-19 xuất hiện lại cho thấy thêm bằng chứng của “vòng lặp đại dịch”.

Là đại dịch có sức ảnh hưởng khốc liệt đến toàn cầu, ước tính hiện nay có khoảng 245 triệu ca nhiễm và 5 triệu ca tử vong, nhưng COVID-19 chưa hẳn là đại dịch lớn duy nhất sẽ xuất hiện “một lần trong đời” hay “trong thế kỷ”.

Theo phát biểu từ TS. Edward Holmes trên The New York Times, hiện nay các chuyên gia đã xác định được hơn 250 loại virus gây bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Đây cũng là các virus được đánh giá là có khả năng gây ra mối đe dọa tương tự, thậm chí là nghiêm trọng hơn so với các loài trên.


Việc săn bắt và tiêu thụ động vật hoang dã hay sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gia tăng khả năng virus truyền qua người. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, bệnh truyền nhiễm đang xuất hiện nhanh hơn cùng tần suất ước tính là mỗi 8 tháng.

Đáng chú ý, khi toàn cầu hóa đang là xu thế thì việc dễ dàng giao thương, di chuyển giữa các quốc gia trên thế giới cũng khiến cho phạm vi lây lan của virus mở rộng xuyên lục địa. WHO gọi tên của dự đoán này là “bệnh X” và đưa vào nhóm ưu tiên nghiên cứu hàng đầu vì mức độ nghiêm trọng cho cộng đồng.

Không biết đại dịch tới sẽ đến ở thời điểm nào và nguy hiểm ra sao nhưng mỗi gia đình, mỗi cá nhân nên có sự chuẩn bị riêng để ứng phó tốt hơn trước các biến cố có thể đến.

Đại dịch có cảnh báo trước, nên làm gì?

Xây dựng một lối sống mạnh khỏe từ thể chất đến tinh thần sẽ giúp cơ thể mỗi người có một hệ miễn dịch tốt – tạo hàng rào bảo vệ tự nhiên trước các vấn đề sức khỏe. Tuổi tác hay bệnh lý nền không nên được xem là yếu tố quyết định sức khỏe của mỗi người. Vì việc, chăm sóc chủ động vẫn mang đến kết quả tích cực bất kể có hay không bệnh lý trước đó.

3 phương diện mà chúng ta cần chú trọng khi chăm sóc sức khỏe chủ động đó chính là: thứ nhất là tập luyện các thói quen lành mạnh cho thể chất lẫn tinh thần; thứ hai là luôn coi trọng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” – khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư; thứ ba là chủ động quản lý các vấn đề sức khỏe (học cách lắng nghe các dấu hiệu của cơ thể, theo dõi & kiểm soát bệnh nền…).

Bên cạnh đó, đại dịch đi cùng với những quy định nghiêm ngặt về giãn cách xã hội, cũng giúp chúng ta luyện tập khả năng thích ứng với hoàn cảnh. Sự chuyển dịch từ trực tiếp đến trực tuyến cũng trở nên đa dạng và mạnh mẽ hơn để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trong mùa dịch như: thực phẩm, giáo dục, y tế…

Tiên phong trong lĩnh vực Y tế Công nghệ và sở hữu ứng dụng chăm sóc sức khỏe riêng với gần 200.000 người dùng, trong giai đoạn dịch bùng phát vừa qua, Jio Health đã tận dụng công nghệ dựa trên nền tảng sẵn có để mang đến sự hỗ trợ kịp thời cho cộng đồng các dịch vụ miễn phí tư vấn trực tuyến và dịch vụ giao thuốc tận nhà.

Nổi bật với dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, đội ngũ bác sĩ Jio Health luôn có mặt 24/7 để hỗ trợ cộng đồng giải quyết nhiều lắng lo về tư vấn điều trị F0 tại nhà, theo dõi sau tiêm vaccine COVID-19… cũng như có các chuyên khoa riêng để tư vấn cho các vấn đề ngoài COVID-19 dành cho: trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hay người có bệnh mạn tính…

Đi cùng đó là những chương trình sức khỏe phát sóng trực tiếp để đội ngũ y Jio Health – những y bác sĩ đang trực tiếp tham gia vào công tác chống dịch – mang những kiến thức và hướng dẫn tin cậy, gần gũi đến mọi nhà, tiêu biểu như: livestream Vượt Dịch Kế với sự tham gia của Thái Vân Linh, chuỗi bản tin Nắng & Mưa trên HTV9…

Theo vtv.vn